Với tất cả các dòng xe ô tô trên thị trường hiện nay nói chung và ô tô Hyundai nói riêng, mỗi chiếc xe sau một thời gian sử dụng đều phải trải qua những thời điểm bảo dưỡng định kỳ ứng với số km đi được và mức bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe cũng như đại lý áp dụng cho mỗi loại xe gần như giống nhau, thường là các mốc lớn như 5.000, 15.000, 30.000, 40.000, 80.000 km xe chạy được. Các bộ phận và chi tiết trên xe có hoạt động tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nó có được bảo dưỡng thường xuyên hay không vì những tác hại và lợi ích của việc bảo dưỡng định kỳ mang lại mà bài viết trước chúng tôi đã đề cập. Tất cả các mẫu xe của Hyundai điển hình như Santafe, i10, i20, Accent, Elantra, Tucson,… đều có lịch bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đây là các mốc bảo dưỡng xe ô tô Hyundai định kỳ theo khuyến cáo của hãng, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hình ảnh minh họa: Các cấp bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai

Lịch bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai theo hãng là bảo dưỡng sau mỗi 5.000 km hoặc 3 tháng sử dụng, thường được chia làm 4 cấp:
Cấp 1: 5.000 km – 15.000 km
Cấp 2: 10.000 km – 30.000 km
Cấp 3: 20.000 km – 60.000 km
Cấp 4: 40.000 km – 80.000 km
Khi bảo dưỡng định kỳ, sẽ có một số hạng mục được thực hiện thường xuyên như: Kiểm tra và thay dầu nhớt động cơ, thay lọc dầu động cơ, vệ sinh dàn lạnh (điều hòa), vệ sinh lọc gió, kiểm tra lốp, phanh… Và kiểm tra các phụ tùng Hyundai chính hãng xem có lỗi hay hỏng hóc gì xảy ra không, đảm bảo các bộ phận trên xe luôn hoạt động tốt. Cụ thể:

Cấp độ 5.000 – 15.000 km
Ở mức bảo dưỡng định kỳ 5.000 km thường thực hiện các công việc kiểm tra bên trong và bên ngoài xe; như kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng táp lô, hệ thống điều hòa và cả âm thanh. Cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hay điều chỉnh điện, dây đai an toàn, đèn và các chức năng của xe (nếu cần). Kiểm tra hoạt động của cần số, phanh tay, bàn đạp côn (ly hợp) với xe số sàn và chân phanh.
Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5.000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của xe bạn nên vệ sinh các chi tiết của xe bằng các loại dung dịch phù hợp với cấp độ bảo dưỡng này.
Kiểm tra hoạt động của bộ phun nước rửa kính, cần gạt nước. Công tắc đèn trần, nâng hạ vô lăng, lên xuống kính và gương chiếu hậu. Kiểm tra đèn, đèn pha, điều chỉnh độ cao, theo góc lái. Kiểm tra cần gạt mưa phía sau (nếu có) hoặc đèn lái phía sau, đóng mở bình xăng, cốp và cửa xe. Ngoài ra có thể kiểm tra các chức năng của xe (nếu cần).

Cấp độ 15.000 – 30.000 km
Trong lần bảo dưỡng định kỳ cho ô tô này, ngoài việc thay dầu máy bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Việc này sẽ giúp loại bỏ được những cặn bẩn do lọc dầu giữ lại trong suốt thời gian vận hành, đồng thời để động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt.
Mặt khác, các chuyên gia khuyên bạn tốt nhân nên thay lọc dầu cùng với khi thay dầu xe, nghĩa là cứ sau mỗi 10.000 km vận hành. Công việc vệ sinh các chi tiết động cơ như kim phun, bôi trơn hay khoang máy, phanh,… cũng rất cần thiết để tăng khả năng vận hành và đảm bảo ổn định của xe; khuyến khích nên dùng phương pháp vệ sinh bằng dung dịch để tiết kiệm thời gian, chi phí và tiện lợi trong thời buổi công nghệ ngày nay. Lưu ý nên sử dụng loại dung dịch phù hợp và đúng cấp độ.
Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp ở những chu kỳ bảo dưỡng tiếp theo.

Cấp độ 30.000 – 40.000 km
Dù xe bạn có hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay không thì cứ sau 30.000 km thì nên thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa để đảm bảo sức khỏe và khả năng hoạt động của xe.
Điều này cũng giúp cho động cơ hoạt động êm ái, đảm bảo sức khỏe người ngồi trong xe và tiết kiệm được nhiên liệu hơn khi vận hành. Bên cạnh đó, kiểm tra lại động cơ và các hệ thống phanh, lái nếu cần có thể bảo dưỡng, thay thế và vệ sinh.
Cấp độ này cũng là thời điểm xe bạn bắt đầu có nhiều triệu chứng hơn và dễ xảy ra hỏng hóc. Vì thế, bạn nên chăm chút cho chiếc xe như phủ gầm, chống chuột, chống xóc đá; kiểm tra và thực hiện các gói vệ sinh dàn lạnh, vệ sinh kim phun, khoang máy, hệ thống khí xả, van EGR hay hệ thống DPF,…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về:
Vệ sinh khử trùng giàn lạnh điều hòa ô tô chính hãng TUNAP Made in Germany
Quy trình Vệ sinh khoang máy chống chuột
Lợi ích việc phủ gầm là gì?
Làm thế nào xử lý làm sạch van EGR?
Lựa chọn cấp bảo dưỡng kim phun buồng đốt phù hợp?
Cách nào để Xử lý làm sạch bộ lọc hạt khí thải DPF?
Những dấu hiệu nào hệ thống không khí nạp ô tô cần phải được làm sạch?

Cấp độ 40.000 – 80.000 km
Khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp này, bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… cho chiếc xe của mình. Điều này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống chuyển động của xe được vận hành tốt nhất.
Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…
Khi xe đã đạt đến cấp độ này thì bạn không thể không chú ý khi sử dụng vì các lỗi hay hỏng hóc sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là với môi trường vận hành ở Việt Nam. Theo chuyên gia Tunap, bạn nên thực hiện các bước vệ sinh các chi tiết trong động cơ và cả hệ thống khí xả, các van, phanh và nhất là đảm bảo dàn lạnh (hệ thống điều hòa) luôn luôn sạch sẽ mang đến không khí trong lành tạo cảm giác hài lòng cho người ngồi trong xe.

Sau 100.000 km
Cứ sau 100.000 km vận hành, nước làm mát động cơ có thể đã bị biến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp độ này cần thay thế toàn bộ nước làm mát để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc…
Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe. Đồng thời kiểm tra lại toàn bộ đèn xem có bị ố, đục gì không để bảo dưỡng hay thay thế nếu cần, bên cạnh đó không gian nội thất bị cũ hay xuống màu, bị bẩn; ngoại thất như nước sơn và các vết xước chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu khi xe đã vận hành đến cấp độ này. Vì vậy hãy kiểm tra và bảo dưỡng lại.
Ngoài ra, theo dõi thường xuyên các bộ phận như hệ thống phanh, hệ thống lái, ánh sáng, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy… để đảm bảo xe luôn trong tình trạng ổn định nhất.
Cũng cần lưu ý, mỗi nhà sản xuất xe sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng khi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, đừng quên tham khảo thêm những thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe, hoặc đến những gara ô tô uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Theo dõi và thực hiện kiểm tra xe thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ nêu trên thì những bộ phận, hệ thống trên xe cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất như:
– Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn các má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh hay ống dầu phanh.
– Hệ thống lái: Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
– Hệ thống treo: Kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, …. cần được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.
– Hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật các công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn có hoạt động bình thường hay không.
– Các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau 30 – 60 giây, sau đó các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào. Khi nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết; nếu còn đèn báo sáng của hệ thống nào, chứng tỏ hệ thống đó gặp trục trặc và cần được sửa.
– Bình ắc quy: Hãy kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng 1 lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Đảm bảo các cọc bình luôn sạch và được xiết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo dung dịch ở mức đúng tiêu chuẩn.

Trên đây là các cấp độ bảo dưỡng kèm các công việc dành cho ô tô Hyundai chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, ngoài các công việc của mỗi cấp độ thì bạn vẫn phải chú ý xem xét tình trạng hoạt động của xe cũng như tất cả bộ phận, chi tiết của xe để bảo dưỡng kịp thời trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc, lúc đó sẽ rất phiền phức và chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không muốn mất thời gian và tiền bạc vào việc sửa chữa.

Ở trên chúng tôi có nhắc đến việc bảo dưỡng bằng dung dịch hay phụ gia, thì khi thực hiện bằng phương pháp này, các bạn nên lưu ý trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại dung dịch thuộc các nhãn hiệu khác nhau, do đó bạn nên tham khảo thật kỹ trước khi quyết định để lựa chọn đúng nhà cung cấp cùng sản phẩm uy tín cũng như loại nào phù hợp với xe của bạn cũng như phù hợp với từng cấp độ bảo dưỡng (liên quan đến công nghệ xử lý khí thải khắt khe tiêu chuẩn Euro 5, Euro 6, cũng có trường hợp gây ra lỗi động cơ). Mỗi loại dung dịch sẽ có công năng khác nhau từ vệ sinh động cơ, kim phun, chi tiết, nội – ngoại thất xe,…ảnh hưởng đến bộ bền, màu sơn…. Chúc các bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc chiếc xe của mình thật tốt nhé!

Nguồn tham khảo: hyundaiphamvandong, phutungcpa

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt được “Các mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ quan trọng dành cho xe Hyundai? ”. Theo dõi trang baoduongxe.com.vn để đón đọc những thông tin xe hữu ích khác nhé!

Tags: #Động cơ, #Dầu động cơ, #Bảo vệ môi trường, #Khí thải, #Euro4, #Euro 5, #Euro 6, #Commonrail, #Hệ thống phun nhiên liệu, #Bảo trì, #Car Maintenance, #Dầu trợ lực lái, #Dầu phanh, #Dầu hộp số; #Car Care

Đây là cửa hàng demo nhằm mục đích thử nghiệm nên các đơn hàng sẽ không có hiệu lực. Bỏ qua